Lịch sử Truyền_thông_Campuchia

Năm 1987, nhà nước nắm quyền kiểm soát báo in và phương tiện điện tử và đưa ra quy định nội dung cụ thể. Phương tiện báo in có thẩm quyền nhất vào năm 1987 là tờ nhật báo ra hai tuần một kỳ Pracheachon (Nhân dân) của nhà cầm quyền KPRP, được phát hành lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1985 để bày tỏ quan điểm của đảng về các vấn đề trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, tuần báo quan trọng nhất là tờ Kampuchea của KUFNCD. Ấn phẩm chính của các lực lượng vũ trang là tuần báo Kangtoap Padevoat (Quân đội Cách mạng). Cho đến năm 1987, Campuchia vẫn chưa có tờ nhật báo.[2] Mặc dù tình hình này đã thay đổi nhanh chóng sau khi quân đội Việt Nam rút quân và UNTAC giám sát cuộc tổng tuyển cử vào năm 1993.

Đài phát thanh và truyền hình dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Campuchia, được tạo ra vào năm 1983. Năm 1986, có khoảng 200.000 máy thu radio trong nước. Các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Nhân dân Campuchia (VOKP) được phát bằng tiếng Khmer, tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Làotiếng Thái. Với sự trợ giúp của Việt Nam, phát sóng truyền hình đã được thực hiện trên cơ sở thử nghiệm vào tháng 12 năm 1983 và sau đó thường xuyên vào cuối năm 1984. Tính đến tháng 3 năm 1986, Đài Truyền hình Campuchia (TVK) chỉ hoạt động hai giờ mỗi tối, bốn ngày một tuần ở khu vực Phnôm Pênh. Ước tính có khoảng 52.000 máy truyền hình tính đến đầu năm 1986. Tháng 12 năm 1986, Việt Nam đồng ý đào tạo kỹ thuật viên truyền hình Campuchia. Tháng sau, Liên Xô đã đồng ý hợp tác với Phnôm Pênh trong việc phát triển phương tiện truyền thông điện tử. Khán giả Campuchia bắt đầu đón nhận các chương trình truyền hình của Liên Xô từ sau tháng 3 năm 1987, thông qua một trạm mặt đất vệ tinh mà Liên Xô đã xây dựng ở Phnom Penh.[2]

Bắt đầu từ năm 1979, chế độ Heng Samrin khuyến khích mọi người đọc các tạp chí chính thức và nghe radio mỗi ngày. Tuy nhiên, nạn mù chữ lan rộng và sự khan hiếm của cả phương tiện truyền thông bằng báo in và máy thu radio, có nghĩa là rất ít người Campuchia có thể làm theo đề xuất của chính phủ. Nhưng ngay cả khi các phương tiện truyền thông này có sẵn, ví dụ "cán bộ và chiến sĩ" trong lực lượng vũ trang, thích nghe các chương trình âm nhạc hơn là đọc về "tình hình và sự phát triển trong nước và thế giới hoặc các bài viết về gương người tốt việc tốt."[2]